Nên sử dụng len gì cho người mới bắt đầu học móc len handmade

Móc len handmade là một trong những tay nghề thủ công yêu cầu nhiều kỹ thuật nâng cao và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Với các bạn mới bắt đầu, sẽ có rất nhiều câu hỏi như: học móc len có khó không? Bắt đầu móc len cần những gì? Học móc len từ đâu và mất bao lâu? Trong bài viết này Hoa Len Handmade sẽ tổng hợp và chia sẻ với các bạn một vài thông tin bổ ích!

1. Móc len hanmade

– Len là một loại sơi dệt thu được từ lông cừu và một số loài động vật khác, như dê, lạc đà… Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo. Len là mặt hàng áo giữ ấm thông dụng trên thế giới, nhất là những nước có khí hậu lạnh. Len có một số phụ phẩm có nguồn gốc từ tóc hoặc da lông. Len có khả năng đàn hồi và giữ không khí và giữ nhiệt tốt.

– Các loại len phổ biến:

  • Len lông cừu thường: Loại len này được lấy từ những đàn cừu đã thay lông được một lần. So với len thường thì len lông cừu mềm mại và đàn hồi tốt hơn.
  • Len Cashmere: Loại len này được lấy từ lớp lông tơ của dê Kashmir (hay còn được gọi là Cashmere) trong đợt thay lông mùa xuân. Để tách được lớp lông này thì người ta phải hoàn toàn làm thủ công bằng tay.
  • Len Angora hoặc còn gọi là Mohair: Loại len này có nguồn gốc từ thỏ Angora. Sợi len loại này mềm, mịn, mỏng và rất bông. Tuy nhiên, nó không đủ độ bền cần thiết nên khi được sử dụng trong sản xuất thì người ta thường pha thêm các thành phần len, sợi khác.
  • Len lông cừu Merino: Có nguồn gốc từ giống cừu đặc biệt nhất, len Merino mềm nhất trong các loại len lông cừu. Các sản phẩm may mặc có nguồn gốc từ len lông cừu Merino được người dùng đặc biệt ưa chuộng vì nó có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, bền đẹp và không gây khó chịu cho da.

2. Móc len handmade có khó không ?

Móc len handmade là một nghệ thuật thủ công truyền thống đã tồn tại từ hàng thế kỷ, vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của rất nhiều người trên khắp thế giới. Đan len không chỉ mang lại niềm vui và sự thỏa mãn sáng tạo mà còn tạo ra những tác phẩm thủ công độc đáo và ấn tượng. Tuy nhiên, để có thể tạo ra những sản phẩm móc len handmade đẹp mắt và chất lượng, chúng ta cần sử dụng đúng các dụng cụ phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đan len cần những gì cho ngừi mới bắt đầu, bao gồm kim đan, đan len, cái chỉ, đo len, kẹp len, băng keo len và kéo len. Những dụng cụ này đóng vai trò quan trọng trong quá trình đan len, giúp chúng ta thực hiện các kỹ thuật đan một cách chính xác và hiệu quả. Hãy cùng khám phá những công cụ này và tìm hiểu tại sao chúng là những yếu tố không thể thiếu trong việc đan len thành công

3. Dụng cụ móc len handmade cho người mới bắt đầu

Trước khi bắt đầu móc len, quan trọng là hiểu về các loại len khác nhau. 

Len được làm từ các chất liệu khác nhau như: nyion, sợi acrylic, nhựa,, lông cừu, cotton, lua,…

Đa số các sản phẩm len trên thị trường hoặc trong cộng đồng đan móc len dùng là len có chất liệu làm từ cotton hoặc từ sợi acrylic pha trộn.

Độ dày, mỏng của len

Các loại len có kích cỡ 3 – 4mm thường được người mới bắt đầu lựa chọn

Ở Việt Nam, phổ biến nhất là len cotton (len Lace số 0) và len milk cotton (len Light số 3 hoặc Medium số 4).

Tùy vào mục đích và thành phẩm bạn tạo ra với các loại móc bạn sử dụng để chọn loại len phù hợp

Từng loại len theo kích thước sẽ có ứng dụng khác nhau:

  • Loại len số 0 – Lace (Fingering, Size 10 Crochet Thread): tạo các họa tiết ren, khăn quàng.
  • Loại số 1 – Super Fine (Sock, Fingering, Baby): thường được sử dụng để làm vớ, khăn quàng,  đồ dành cho trẻ sơ sinh
  • Loại số 2 – Fine (Sport, Baby): thích hợp để làm áo choàng dài tay, vớ, khăn quàng
  • Loại số 3 – Light (DK, Light Worsted): chuyên dùng để làm đồ người lớn và trẻ em.
  • Loại số 4 – Medium (Worsted, Afghan, Aran): dành cho những người bắt đầu bộ môn đan móc len.
  • Loại số 5 – Bulky (Chunky, Craft, Rug): dùng để đan đồ mùa đông như: khăn quàng dày dặn, áo choàng mùa đông, thảm hoặc gối ôm các loại vì sợi len to, đan móc nhanh.
  • Loại số 6 – Super Bulky (Roving): dùng đan các loại mũ nón, khăn.

Kim móc

Móc len cần những gì? Vật dụng không thể thiếu chính là bộ kim móc.

Bạn có thể chọn các loại kim đan len có kích cỡ 3 – 5mm.Những kim nhỏ thường được dùng cho các sản phẩm chi tiết, kim móc lớn giúp tạo mũi rộng và dễ nhìn.

do-day-mong-cua-len

Cho những bạn mới bắt đầu có 4 loại kim móc len handmade phổ biến:

Kim móc len 2 đầu

kim-moc-2-dau
  • Có giá thành rẻ và phổ biến nhất. Khi các bạn lựa chọn mua combo móc len thì sẽ được tặng kim móc này.
  • Ưu điểm là giá rẻ, mua 1 tặng 1. Nhược điểm là kích thước đầu kim móc lệch so với kích thước của các loại kim đắt tiền hơn.

Kim móc cán dẻo

  • Loại này dành cho các bạn cầm lâu có hiện tượng bị đau tay.
  • Ưu điểm kim êm dễ cầm. Tuy nhiên, với các đầu kim size lớn sẽ nặng.

Kim móc cán gỗ

  • Ngoại hình đẹp, đầu móc trơn, dễ cầm. Nhược điểm của kim này là đầu móc bầu tròn sẽ khó đâm vào các mũi móc bị siết quá chặt.

Kim móc không cán

  • Đây là loại kim thường dùng cho các bạn thích decor cán móc len, thân hình dài, đầu móc trơn.

Thước đo

Thước đo là một dụng cụ giữ vai trò góp phần tạo nên một sản phẩm ưng ý. Tuy nhiên, với các loại thước dây truyền thống sẽ gây bất tiện khi phải quấn lại sau khi dùng xong. Các bạn nên trang bị cho mình một bộ thước tự động rút lại để thuận tiện hơn trong việc đo đạc nhé!

Kéo

Tiếp theo, một dụng cụ không kém phần quan trọng tương tự như len sợi và kim móc là kéo. Thường được dùng để cắt bỏ các phần len thừa hoặc cắt kết thúc màu,..

Các kĩ thuật móc len handmade cơ bản

Bạn cần nắm được các mũi móc len và kí hiệu, kỹ thuật móc len cơ bản bao gồm móc chéo, móc bằng, móc thủ công và móc tròn.

Xem thêm: Các sản phẩm móc len handmade

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *